Cách tính tỷ lệ thương tật trong vụ án hình sự:
A điều khiển ô tô tham gia giao thông có giấy phép lái xe hạng C (A là lái xe thuê), xe thuộc chủ sở hữu của B, khi đang tham gia giao thông trên đường A điều khiển xe ô tô chuyển hướng rẽ phải để vào đổ xăng tại cây xăng bên đường, cùng lúc bà D điều khiển xe máy trên 50cc không có giấy phép lái xe lưu thông cùng chiều phía trước xe của A, xe có trở theo F ngồi phía sau. Do A chuyển hướng không chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn dẫn đến xe ô tô va chạm với xe máy. Hậu quả F ngồi sau xe máy bị bánh sau xe ô tô cán lên người, thương tật 79%.
Cụ thể:
+ Vết thương phức tạp vùng mông – tầng sinh môn gây tồn thương, ống hậu môn rò phân phải phâu thuật mở hậu môn nhân tạo. Tỷ lệ: 30%.
+ Tổn thương đứt niệu đạo sau đã phẩu thuật khâu nối niệu đạo. Tỷ lệ: 21%.
+ Tổn thương đứt động mạch chậu trong bên trái đã phẩu thuật cột thắt động mạch chậu. Tỷ lệ: 11%.
+ Tổn thương gãy xương cánh chậu trái. Tỷ lệ: 18%.
+ Tổn thương gãy ngành ngồi mu bên trái. Tỷ lệ: 11%.
+ Tổn thương gãy ngành ngồi mu bên phải. Tỷ lệ: 11%.
+ Phần vết thương mắt một phần cơ vùng mông trái, phải phẫu thuật ghép da nhiều lần. Tỷ lệ: 11%.
+ Phần vết thương mất một phần cơ mông vùng phải, phải phẫu thuật nhiều lần. Tỷ lệ: 11%
+ Phần vết thương đùi trái để lại sẹo kích thước 15x09cm. Tỷ lệ: 03%.
+ Phần vết thương vùng lưng – hông – bụng trái để lại sẹo kích thước 25x15cm. Tỷ lệ 03%.
+ Seo gai chậu trước trên bên phải 10x01cm. Tỷ lệ 03%.
+ Seo mổ đường trắng giữa trên và dưới rồn kích thước 33x03cm. Tỷ lệ 03%
+ Seo vạt đa mặt trước trong sau đùi phải 3% diện tích cơ thể. Tỷ lệ 03%.
+ Seo vạt da mặt ngoài, mặt trong căng chân phải 2% diện tích cơ thể. Tỷ lệ 02%
- Các tính tỷ lệ thương tật:
Cách tính tỷ lệ thương tích được áp dụng theo khoản 1 Điều 4 Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019.
Điều 4. Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:
a) T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này). b) T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:
T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
c) T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
d) Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:
Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
đ) Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
Tỷ lệ thương tật của F sẽ là:
T1= 30%
T2 = (100-30) x 21/100 = 14,7%
T3 = (100 – 30 – 14,7) x 11/100 = 6,08%
T4 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08) x 18/100 = 8,86%
T5 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08 – 8,86) x 11/100 = 4,44%
T 6 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08 – 8,86 – 4,44) x 11/100 = 3,95%
T7 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08 – 8,86 – 4,44 – 3,95) x 11/100 = 3,51%
T8 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08 – 8,86 – 4,44 – 3,95 – 3,51) x 11/100 = 3,13%
T9 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08 – 8,86 – 4,44 – 3,95 – 3,51 – 3,13) x 3/100 = 0,8%
T10 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08 – 8,86 – 4,44 – 3,95 – 3,51 – 3,13 – 0,8) x 3/100 = 0.73%
T11 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08 – 8,86 – 4,44 – 3,95 – 3,51 – 3,13 – 0,8 – 0,73) x 3/100 = 0,71%
T12 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08 – 8,86 – 4,44 – 3,95 – 3,51 – 3,13 – 0,8 – 0,73 – 0,71) x 3/100 = 0,69%
T13 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08 – 8,86 – 4,44 – 3,95 – 3,51 – 3,13 – 0,8 – 0,73 – 0,71 – 0,69) x 3/100 = 0,67%
T14 = (100 – 30 – 14,7 – 6,08 – 8,86 – 4,44 – 3,95 – 3,51 – 3,13 – 0,8 – 0,73 – 0,71 – 0,69 – 0,67) x 2/100 = 0,43%
TTCT = T1 + T2 + T3 + T4 + T5 + T6 + T7 + T8 + T9 + T10 + T11 + T12 + T13 + T14 = 30 + 14,7 + 6,08 + 8,86 + 4,44 + 3,95 + 3,51 + 3,13 + 0,8 + 0,73 + 0,71 + 0,69 + 0,67 + 0,43 = 79%
Trên đây là cách tính tỷ lệ thương tật trong vụ án hình sự. Quý bạn đọc có vướng mắc về tỷ lệ thương tật có thể liên hệ Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt để được hỗ trợ. Việc xác định chính xác tỷ lệ thương tật trong vụ án hình sự là vô cùng quan trọng vì nó có thể làm thay đổi mức hình phạt của bị can, bị cáo.
Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.
![]() |
Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế. |
![]() |
Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ.. |
![]() |
Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động. |