Bắt giữ tàu biển Morning Vinafco của Vận tải biển Vinafco
Quyết định nêu rõ: Căn cứ khoản 1 Điều 3, Điều 9, khoán 10, khoản 5 Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 20, Điều 21 Pháp lệnh thủ tục bất giữ tàu biển số 05/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/8/2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và sau khi xem xét các tài liệu chứng cứ liên quan kèm theo đơn yêu cầu bất giữ tàu biển Morning Vinafco, TAND TP Hải Phòng xét thấy việc bắt giữ tàu biển Morning Vinafco là có căn cứ, hợp pháp nhằm bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải về tổn thất hàng hóa do sự cố rơi vỡ hàng hóa trên tàu gây ra.
Tàu cập bến cùng những container bị xô lệch sau khi 14 container của Công ty Phương Anh cùng nhiều container của các công ty khác bị rơi xuống biển
TAND TP Hải Phòng yêu cầu Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng thực hiện Quyết định bắt giữ tàu biển Morning Vinafco theo quy định của pháp luật và giao cho thuyền trưởng tàu Morning Vinafco để thi hành.
Thời hạn bắt giữ tàu biển Morning Vinafco để đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là 30 ngày kể từ ngày tàu biển Morning Vinafco bị bắt giữ. Quyết định bắt giữ có hiệu lực thi hành ngay và được thi hành theo quy định.
Theo thông tin, gần 6 tháng kể từ khi sự cố 42 xe ô tô rơi xuống biển mất tích và 3 xe ô tô bị hư hỏng (thiệt hại gần 37 tỷ đồng) nhưng vẫn chưa nhận được tiền bồi thường, Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Phương Anh đã có đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.
Bên bị kiện là Công ty cổ phần Vận tải biển Vinafco – công ty con của CTCP Vinafco (mã: VFC). Bên có liên quan của vụ này là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt).
Theo đơn khởi kiện, Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Phương Anh (tạm viết tắt là Công ty Phương Anh) yêu cầu Vinafco Ship trả cho Công ty Phương Anh tổn thất 45 xe ô tô bị mất tích và hư hỏng khi vận chuyển trên tàu MORNING VINAFCO ngày 22/12/2023 với số tiền gần 39 tỷ đồng (đã bao gồm hơn 1,5 tỷ đồng tiền lãi chậm trả (6 tháng).
Bên bị kiện là CTCP Vận tải biển Vinafco – Vinafco Ship.
Theo đơn khởi kiện, Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Phương Anh (Công ty Phương Anh) yêu cầu Vinafco Ship trả cho Công ty Phương Anh phần tổn thất là 45 xe ô tô bị mất tích và hư hỏng (gồm 45 xe ô tô: 29 xe điện, 16 xe xăng) khi vận chuyển trên tàu MORNING VINAFCO ngày 22/12/2023 với số tiền gần 39 tỷ đồng (đã bao gồm hơn 1,5 tỷ đồng tiền lãi chậm trả (6 tháng).
Ngay sau khi xảy ra tổn thất, ngày 23/12/2023, Công ty Phương Anh đã gửi fax đến Bảo hiểm Bảo Việt yêu cầu giám định nguyên nhân về việc lô hàng bị thất lạc. Đơn vị cũng nhiều lần đề nghị Vinafco Ship chi trả để giảm bớt gánh nặng tài chính do tổn thất song không được đáp ứng trong nửa năm qua.
Phía Vinafco Ship trong thông báo ngày 12/01/2024 gửi Công ty Phương Anh xác nhận, đã có văn bản ủy quyền cho 2 nhà bảo hiểm là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt và QBE Việt Nam thay mặt Vinafco Ship giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ tổn thất (do Vinafco Ship mua đơn bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu – Bảo hiểm P&I của 2 nhà bảo hiểm trên).
Phía Công ty Phương Anh bảo lưu quan điểm rằng căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa Công ty Phương Anh và Vinafco Ship cũng như dựa vào kết luận của Công ty Giám định Nori HN thì đây hoàn toàn do lỗi chủ quan của người vận chuyển nên Vinafco Ship buộc phải bồi thường.
Tại buổi làm việc ngày 22/5, phía Bảo Việt cho biết sẽ có văn bản trả lời cho Công ty Phương Anh về việc có chi trả bồi thường hay không.
Ông Bùi Văn Hảo, Tổng Giám đốc Công ty Phương Anh cho biết, tính đến ngày 19/6, Công ty Phương Anh vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức từ Bảo hiểm Bảo Việt.
Vị lãnh đạo cho biết, ngay sau khi sự cố xảy ra, Công ty Phương Anh tự bỏ tiền của mình để bù đắp nhanh cho chủ của 45 xe ô tô bị thiệt hại với số tiền 37 tỷ đồng trong khi chờ các bên bồi thường các nạn nhân. Đây là số tiền lớn song đã gần 6 tháng, Vinafco Ship chưa giải quyết, đền bù tài chính cho bên bị thiệt hại còn Bảo hiểm Bảo Việt thì chưa có văn bản trả lời chính thức về việc có được bồi thường hay không.
Đôi nét về CTCP Vinafco
Theo tìm hiểu Công ty cổ phần Vận tải biển Vinafco là công ty con của CTCP Vinafco (mã: VFC). Doanh nghiệp này hoạt động chính là kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương.
Tính tới 31/3/2024, VFC nắm 90,12% vốn điều lệ Vận tải Biển Vinafco. Doanh nghiệp này do ông Đinh Xuân Hưng làm đại diện pháp luật.
Về CTCP Vinafco có tiền thân là Công ty Dịch vụ Vận tải Trung ương thành lập tháng 12/1987. Đến năm 2001 CTCP Vinafo hoạt động theo mô hình cổ phần. Ngành nghề kinh doanh chính là: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa; Vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường sông, ôtô trong và ngoài nước; Dịch vụ vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế; Kinh doanh kho bãi, trung tâm phân phối hàng hóa; SXKD thép xây dựng; Kinh doanh hàng hóa XNK, khoáng sản, các dịch vụ cho thuê văn phòng.
Doanh nghiệp có trụ sở chính tại thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. VFC có vốn điều lệ 340 tỷ đồng, cổ đông gồm: The Shibusawa Warehouse Co.,Ltd góp gần 151,7 tỷ đồng (44,61%), CTCP Logistics ASG góp 174,4 tỷ đồng (51,29%), còn lại là các cổ đông khác.
Trong quý I/2024, Vinafco ghi nhận doanh thu đạt 286,4 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán ở mức cao với 279 tỷ đồng dẫn đến lãi gộp chỉ còn vỏn vẹn gần 7,4 tỷ đồng. Doanh thu tài chính đạt 5,2 tỷ đồng; chi phí quản lý gần 1 tỷ đồng.
Kết quả, Vinafco lỗ sau thuế gần 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 7,8 tỷ đồng.
Tổng tài sản của VFC tới cuối quý I/2024 đạt 1.011,8 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trữ tiền ở mức 410 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm 8% xuống gần 15 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả ở mức 293,8 tỷ đồng, giảm 16% so với đầu năm. Tổng nợ vay 49 tỷ đồng.
Nguồn: Báo Kinh tế & Đô thị