Không tố giác tội phạm có vi phạm pháp luật không?
Tố giác tội phạm là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc bị các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác xâm hại đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp được quy định do Bộ luật hình sự thì có trách nhiệm tố giác đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời xử lý, tránh gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Người nào biết hành vi phạm tội của người khác mà không tố giác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ thuộc vào mối quan hệ của người đó với người phạm tội và hành vi người phạm tội vi phạm:
+ Người không tố giác tội phạm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Điều 19. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII Các tội xâm phạm an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Tội đặc biệt nghiêm trọng là những tội có khung hình phạt từ 15 năm – 20 năm, chung thân hoặc tử hình)
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII Các tội xâm phạm an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
+ Người không tố giác tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự gồm:
– Những người không phải ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
– Những người là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng, người bào chữa của người phạm tội biết người phạm tội vi phạm quy định tại Chương XIII các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiệm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
=> Vậy bất kể là cá nhân, cơ quan, tổ chức nào nếu phát hiện dấu hiệu phạm tội thuộc tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng mà không tố giác đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này thể hiện sự cần thiết của pháp luật vì những tội phạm an ninh quốc gia và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm cực kỳ nguy hiểm, nếu không phát hiện xử lý kịp thời có thể gây thêm nhiều thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, cơ quan và hoà bình của dân tộc.
Trên đây là quan điểm của Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt về hành vi không tố giác tội phạm khi phát hiện hoặc biết được các hành vi đó. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết.
Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.
Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế. |
Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ.. |
Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động. |