So sánh đấu thầu công và đấu thầu thương mại
Đấu thầu là một quá trình quan trọng trong việc lựa chọn nhà thầu hoặc nhà cung cấp cho các dự án và hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, đấu thầu được chia thành hai loại chính: đấu thầu công và đấu thầu thương mại. Mặc dù cả hai đều nhằm mục tiêu tìm kiếm đối tác tốt nhất, nhưng chúng có nhiều khác biệt rõ rệt về mục tiêu, quy trình và quy định pháp lý. Hiểu rõ sự khác biệt này giúp các tổ chức và doanh nghiệp áp dụng hiệu quả hơn trong hoạt động của mình.
1- Khái niệm đấu thầu công và đấu thầu thương mại
1.1. Đấu thầu công (mua sắm công)
Đấu thầu công là một phương thức đấu thầu trong hoạt động mua sắm, trong đó các bên mời thầu chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan nhà nước, sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước. Quá trình này giúp họ lựa chọn nhà thầu để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hoặc lựa chọn nhà đầu tư để ký hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Mục tiêu là đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Ví dụ: Bộ xây dựng tiến hành đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công một công trình giao thông.
1.2. Đấu thầu thương mại (đấu thầu hàng hóa, dịch vụ)
Theo Điều 214 Luật Thương mại 2005 quy định về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ (hay còn gọi là đấu thầu thương mại) như sau:
“1. Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).”
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích lựa chọn các thương nhân tham gia đấu thầu (hay còn gọi là bên dự thầu), thương nhân đáp ứng tốt nhất yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).
Ví dụ: Một công ty điện tử tiến hành đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp linh kiện điện tử.
2- So sánh đấu thầu công và đấu thầu thương mại
2.1. Giống nhau
Về mục đích
- Cả hai đều nhằm lựa chọn nhà thầu có giá cả hợp lý nhất, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán để thực hiện hợp đồng.
- Góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của bên mời thầu và nhà thầu.
Về nguyên tắc:
- Cả hai đều tuân theo các nguyên tắc chung của hoạt động đấu thầu như đảm bảo công khai, minh bạch, cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả.
- Đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của các nhà thầu.
Về quy trình:
- Cả hai đều có quy trình chung gồm các bước như: lập hồ sơ mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nhận hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, chọn nhà thầu trúng thầu, ký kết hợp đồng.
Về hồ sơ dự thầu
- Cả hai đều yêu cầu nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu theo quy định bao gồm các tài liệu về năng lực, kinh nghiệm, giá cả, phương án thực hiện hợp đồng…
Về hình thức thanh toán
- Cả hai đều áp dụng các hình thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
Về trách nhiệm của bên mời thầu và nhà thầu:
- Bên mời thầu và nhà thầu đều có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Ngoài những điểm nêu trên, đấu thầu mua sắm công và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ còn có một số điểm giống nhau như:
- Được thực hiện bởi các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu.
- Sử dụng các phương thức đấu thầu phù hợp với giá trị hợp đồng và yêu cầu của bên mời thầu.
- Đảm bảo tính công bằng, khách quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và chọn nhà thầu trúng thầu.
2.2. Khác nhau
Mặc dù đều có những điểm tương đồng về mục đích, điều kiện và cách thức thực hiện, đấu thầu công và đấu thầu thương mại cũng tồn tại những khác biệt rõ rệt. Những khác biệt này không chỉ nằm ở chủ thể tổ chức đấu thầu mà còn ở mục tiêu chính và nguyên tắc hoạt động của mỗi loại hình đấu thầu.
Tiêu chí |
Đấu thầu công |
Đấu thầu thương mại |
Chủ thể tham gia |
Bên mời thầu: Chính phủ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước; Nhà thầu: Tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ. |
Bên mời thầu và nhà thầu là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. |
Luật áp dụng |
Chịu sự điều chỉnh bởi Luật Đấu thầu và các quy định pháp lý khác liên quan đến quản lý tài chính. |
Luật Thương mại, các quy định của doanh nghiệp. |
Mục tiêu chính | Phục vụ các hoạt động thường xuyên, đầu tư phát triển và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. |
Phục vụ các hoạt động kinh doanh và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. |
Nguyên tắc |
Đảm bảo sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, tăng cường minh bạch và cạnh tranh trong mua sắm công. |
Tìm kiếm các giải pháp kinh doanh tốt nhất, tối ưu hóa chi phí và tăng cường lợi nhuận. |
Hình thức đấu thầu | Có 9 hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, tham gia thực hiện cộng đồng, đàm phán giá, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. | Có hai hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. |
Phương thức đấu thầu |
Có 4 phương thức đấu thầu gồm:
|
Có 2 phương thức đấu thầu gồm:
|
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi đấu thầu công và đấu thầu thương mại để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt, theo Hotline: 090.606.0784 – Hotline: 091.542.4860, Email: vplstinhhoaviet@gmail.com hoặc truy cập website: https://lstinhhoaviet.vn/ để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.