Không phải lúc nào chi nhánh cũng hoạt động có hiệu quả, vì vậy nếu doanh nghiệp muốn cắt giảm chi phí có thể sẽ xem tạm ngừng hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, có thể hiểu, tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian ngừng hoạt động nhưng không chấm dứt tư cách pháp nhân.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho chi nhánh bao gồm:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo Phụ lục II – 19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của HĐTV đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, của HĐQT đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty tTNHH một thành viên.
- Giấy ủy quyền cho chuyên viên của Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến
Chuyên viên của Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt sẽ thay mặt khách hàng nộp sơ thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Thông báo tạm ngừng hoạt động của chi nhánh và Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt sẽ gửi lại cho khách hàng.
Trường hợp chi nhánh tiếp tục kinh doanh khi chưa hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh như đã thông báo thì cũng phải nộp hồ sơ thông báo kinh doanh trở lại theo thủ tục như trên.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn thủ tạm ngừng chi nhánh của doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên lạc trực tiếp tới Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt để được hỗ trợ.