Thành lập hộ kinh doanh cá thể cần những điều kiện gì?
Tham vấn bởi Chuyên viên pháp lý Nguyễn Trang Nhung
Hộ kinh doanh cá thể là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt phù hợp với cá nhân hoặc hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ. Việc thành lập hộ kinh doanh cá thể không chỉ giúp hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thuế và phát triển trong tương lai. Vậy, để thành lập hộ kinh doanh cá thể, bạn cần đáp ứng những điều kiện nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1.Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh doanh được sở hữu và điều hành bởi một cá nhân hoặc một hộ gia đình, trong đó không có sự phân biệt pháp lý giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh. Đây là hình thức kinh doanh nhỏ gọn, linh hoạt, thích hợp với các hoạt động thương mại, dịch vụ hoặc sản xuất tại quy mô địa phương.
2.Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể:
Theo quy định Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:
– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
– Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;
– Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động
– Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.
– Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài.
– Hộ kinh doanh được sử dụng hóa đơn điện tử.
3.Điều kiện cần đáp ứng khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc phạm vi bị cấm đầu tư kinh doanh.
– Thứ hai là tên hộ kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 88, Nghị định 82, cụ thể:
- Tên của hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự: Cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W và có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Không được sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa hay thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Không được sử dụng các từ “doanh nghiệp”, “công ty” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác đã đăng ký kinh doanh trong phạm vi cấp huyện.
– Thứ ba là hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh phải đảm bảo hợp lệ.
– Cuối cùng là cần nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Trên đây là 4 điều kiện cơ bản để bạn thành lập kinh doanh hộ cá thể tại Việt Nam.
Việc thành lập hộ kinh doanh cá thể là bước đầu tiên quan trọng để bạn hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của mình. Với quy trình và các điều kiện cụ thể, bạn có thể dễ dàng đăng ký kinh doanh, đồng thời tận dụng được những lợi ích mà pháp luật mang lại. Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đáp ứng các yêu cầu pháp lý và chọn tên hộ kinh doanh phù hợp để bắt đầu hành trình kinh doanh một cách thuận lợi.
Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt, theo Hotline: 08.7939.7939 và Email: vplstinhhoaviet@gmail.com hoặc truy cập website: https://lstinhhoaviet.vn/ để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.