Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm có diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua, gây ra những hoang mang trong quần chúng nhân dân. Tội này được quy định Điều 169 Bộ luật hình sự năm 2015.
1. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Điều 169 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cụ thể:
“Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo đó, có thẻ hieru khi một người có hành vi bắt giữ người nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị coi là phạm tội bắt cóc người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Ty nhiên hành vi bắt cóc là hành vi bắt giữ người trái pháp nên trong trường hợp bắt cóc không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì không cấu thành tội bắt cocs nhằm chiếm đoạt tài sản.
2. Cấu thành tội phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
2.1. Khách thể của tội phạm
Loại hình cấu thành tội phạm: Cấu thành hình thức
Khách thể: Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu (Quyền sở hữu tài sản của nhà nước, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do của con người)
Đối tượng tác động: Là tài sản và con người
2.2. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi: Cố ý trực tiếp
Động cơ: Tư lợi, muốn lấy về cho mình những lợi ích vật chất.
Mục đích: Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chiếm đoạt
(Nếu không nhằm mục đích chiếm đoạt mà nhằm mục đích khác thì hành vi bắt cóc người khác làm con tin không cấu thành tội phạm này)
Bắt cóc người khác làm con tin.
2.3 Chủ thể
Đối với trường hợp phạm tội tại khoản 1, chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Các khoản còn lại thì từ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự
2.4 Mặt khách quan
Hànhvi: hành vi phạm tội là hành vi bắt cóc người khác làm con tin.
Bao gồm:
- Hành vi bắt giữ người trái phép (dùng vũ lực, dụ dỗ, lừa dối,…)
- Hành vi đe dọa người thân của con tin yêu cầu giao nộp tài sản.
Tội phạm hoàn thành khi: Chủ thể đã thực hiện hành vi “bắt cóc người khác làm con tin”( bắt giữ trái phép và đe doạ người thân của người bị bắt giữ trái phép đó). Không phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện hành vi chiếm đoạt TS chưa.
3. Khung hình phạt tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Người có hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù trong thời gian từ 02 năm lên đến 07 năm.
Khung hình phạt thứ nhất: Bị phạt tù từ 05 lên đến 12 năm nếu phạm tội
– Phạm tội một cách có tổ chức;
– Hành vi phạm tội mang tính chất chuyên nghiệp;
– Trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc các thủ đoạn nguy hiểm khác;
– Trường hợp đối với người dưới 16 tuổi;
– Trường hợp đối với 02 người trở lên;
– Có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Hành vi phạm tội gây thương tích, tổn hại đối với sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% lên đến 30%;
– Hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Có hành vi tái phạm gây nguy hiểm
Khung hình phạt thứ hai: phạt tù từ 10 năm đến 18 năm
– Có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Trường hợp gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân với mức tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Khung hình phạt thứ ba: phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
– Hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
– Phạm tội gây chết người;
– Trường hợp gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Khung hình phạt bổ sung:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Người phạm tội còn có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Một số câu hỏi liên quan
Hỏi: Bắt cóc con ruột có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?
Đáp:
- Xác định quan hệ vợ chồng (Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)
- Xác định quyền và nghĩa vụ của bố mẹ với con (Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình)
- Xác định quyền và nghĩa vụ của đối tượng với con (Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)
Theo đó, hành vi bắt cóc con để không thuộc quyền nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc sẽ vi phạm pháp luật theo tội: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt người dưới 01 tuổi tại Điều 152 Bộ Luật hình sự 2015; hoặc tôi bắt, giữ người trái pháp luật.
Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.
Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế. |
Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ.. |
Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động. |