Hotline: 0879 397 939

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có bị xử phạt không?

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có bị xử phạt không?

11/07/2022

Điều 3, Khoản 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu ra khái niệm cấp dưỡng. Sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình không chỉ là nhu cầu về đạo đức, mà còn là nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng. Nhằm đảm bảo cho gia đình tồn tại và phát triển thì các thành viên trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, giữa các thành viên trong gia đình luôn có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm đối với nhau. Trong một vài trường hợp thì từ chối cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo chế tài của pháp luật.

1. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng 

Điều 186 Bộ luật hình sự quy định:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”

Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

2. Cấu thành tội phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

2.1. Mặt khách quan

+ Về hành vi. Có một trong các dấu hiệu sau:

Đối với tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng. Việc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng được thể hiện qua việc người có nghĩa vụ cấp dưỡng đã được người được cấp dưỡng hoặc người có trách nhiệm khác như cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nhưng họ (người phạm tội) không chấp nhận thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình.

Đối với tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Việc trốn tránh được thể hiện qua hành vi lẩn tránh để không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; mặc dù họ đã chấp nhận (không từ chối) thực hiện nghĩa vụ đó.

+ Các dấu hiệu khác. Người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; khi hội đủ hai dấu hiệu cấu thành cơ bản sau:

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có khả năng thực tế; tức là họ có khả năng về kinh tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nhưng họ đã từ chối hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó.

Hành vi từ chối hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải gây hậu quả nghiêm trọng (như làm cho người được cấp dưỡng bị suy kiệt về sức khỏe nghiêm trọng…) hoặc thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà còn vi phạm về hành vi này.

2.2. Mặt chủ quan

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

2.3. Khách thể

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quan hệ về nghĩa vụ cấp dưỡng do Luật Hôn nhân và gia đình quy định.

2.4. Chủ thể 

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quan hệ về nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người bị hại.

3. Khung hình phạt tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng 

3.1. Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Trường hợp có bản án của tòa án mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án; theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; thì hành vi này có thể bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự với tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; được quy định tại Điều 186 Bộ Luật hình sự 2015:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

4. Một số câu hỏi vướng mắc liên quan

4.1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là gì?

Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng nhưng cố ý không chấp nhận thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc lẩn tránh để không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đôi với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

4.2. Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng ?

Trường hợp có bản án của tòa án mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì theo quy định tại điểm a  Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự thì hành vi này có thể bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.

Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế.

Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ..

Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động.