Luật giao thông

Xử phạt vi phạm giao thông chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ?

Xử phạt vi phạm giao thông chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ?

Khi tham gia giao thông tín hiệu của phương tiện điều khiển phát ra sẽ giúp những phương tiện tham gia giao thông cùng thời điểm kịp thời xử lý và tránh được những va chạm giao thông không cần thiết.

Các tín hiệu được trang bị trên các phương tiện giao thông theo quy chuẩn gồm tín hiệu xin nhan, còi và đèn. Ngoài ra đối với các phương tiện chuyên dụng còn có các tín hiệu khác như xe dẫn đoàn, cảnh báo bằng loa…

Khi nào cần có tín hiệu?

Theo Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008; những trường hợp phải có tín hiệu báo trước gồm:

Chuyển làn đường;

Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu);

Vượt xe;

Lùi xe;

Cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.

Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông để đảm bảo an toàn; Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật tín hiệu trong các trường hợp sau:

Khi đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” – khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.

Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.

Trường hợp thấy an toàn, không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.

Khi lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.

Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần bật tín hiệu.

Khoảng cách tối thiểu cần bật tín hiệu trước khi chuyển hướng

Nếu người điều khiển bật tín hiệu chậm; nghĩa là đang chuyển hướng/ chuyển đường mới nhớ ra bật tín hiệu báo trước; thì sẽ bị xử phạt như trường hợp không bật tín hiệu.

Mặc dù trong văn bản pháp luật không nêu rõ quy định phải bật đèn tín hiệu trước bao nhiêu mét, song việc bật quá sớm hay quá muộn vẫn có thể gây ra va chạm và tai nạn.

Thông thường, người đi xe ô tô nên bật tín hiệu rẽ trước điểm rẽ khoảng 30m. Đối với người đi xe máy, nên bật tín hiệu trước khoảng cách 10-15 m là an toàn nhất. Một điều cần lưu ý khác là bạn nên tắt đèn tín hiệu; khi đã qua hết đường rẽ để tránh bị thổi phạt. Nếu tắt quá sớm, người điều khiển có thể bị tính lỗi không có tín hiệu báo trước.

Không bật tín hiệu khi chuyển hướng có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Điều 13 Luật giao thông đường bộ 2008; quy định ” Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều; được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường; người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.”

Đối với ô tô không bật tín hiệu khi chuyển hướng

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng).

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng). Căn cứ Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với xe máy không bật tín hiệu khi chuyển hướng

Đối với xe máy, mức phạt lỗi không bật tín hiệu được quy định cụ thể như sau:

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng khi xe chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước. Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng đối xe chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức)

Trên đây là ý kiến của Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có tín hiệu báo trước khi rẽ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.

Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế.

Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ..

Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động.

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784