Luật giao thông

Cách tính bồi thường thiệt hại về sức khoẻ trong vụ án vi phạm quy định về giao thông:

Cách tính bồi thường thiệt hại về sức khoẻ trong vụ án vi phạm quy định về giao thông

Cách tính bồi thường thiệt hại về sức khoẻ trong vụ án vi phạm quy định về giao thông:

Tình huống giao thông:

A điều khiển ô tô tham gia giao thông có giấy phép lái xe hạng C (A là lái xe thuê), xe thuộc chủ sở hữu của B, khi đang tham gia giao thông trên đường A điều khiển xe ô tô chuyển hướng rẽ phải để vào đổ xăng tại cây xăng bên đường, cùng lúc bà D điều khiển xe máy trên 50cc không có giấy phép lái xe lưu thông cùng chiều phía trước xe của A, xe có trở theo F ngồi phía sau. Do A chuyển hướng không chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn dẫn đến xe ô tô va chạm với xe máy. Hậu quả F ngồi sau xe máy bị bánh sau xe ô tô cán lên người, thương tật 79%, thương tật được xác định tàn tật suốt đời, không thể thực hiện các hoạt động đi lại, thay quần áo và sinh hoạt cá nhân (Được xác định là thương tật nặng). A bị kết án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Trong trường hợp này cách tính chi phí bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào:

Đánh giá của Văn phòng luật sư Tinh Hoa Việt trong trường hợp này:

Căn cứ tính chi phí bồi thường thiệt hại được xác định căn cứ vào số tiền khám chữa bệnh thực tế phải thanh toán cho cơ sở khám chữa bệnh, chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ, chức năng bị mất, chi phí thực tế bị mất của người chăm sóc, chi phí hợp lý cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian bị hại không thể lao động, thực hiện các hoạt động sinh hoạt cá nhân. Cụ thể:

1. Chi phí khám chữa bệnh căn cứ vào số tiền ghi trên các hoá đơn thanh toán trong giai đoạn điều trị nội trú cho bệnh viện;

2. Chi phí phát sinh sau giai đoạn điều trị nội trú căn cứ vào các biên lai thu tiền thuốc, thiết bị y tế, chi phí chụp chiếu cụ thể, căn cứ biên lai, hoá đơn thanh toán cho các bệnh viện;

3. Chi phí thực tế cho việc điều trị, phục hồi vết thương tại nhà, căn cứ vào các chứng từ y tế, hoá đơn mua bán dụng cụ điều trị, trường hợp không có hoá đơn thì căn cứ vào giá áp dụng trong giai đoạn điều trị tại bệnh viện, tính đến ngày bình phục vết thương;

4. Tiền thuê phương tiện đưa người bị hại nhập viện, thăm khám căn cứ các lần khám theo chỉ định của bác sĩ;

5. Chi phí ăn uống, mua thuốc bổ, bồi dưỡng hồi sức được căn cứ theo hướng dẫn của Nghị định 20/2021/NĐ-CP về quy định chính sách bảo trợ xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, với số tiền là 2,5 x 360,000 đồng/tháng, tính đến ngày yêu cầu;

6. Tiền ăn uống của người chăm sóc người bị hại ở bệnh viện căn cứ Nghị định 20/2021/NĐ-CP với số tiền 2,5 x 360,000 đồng/tháng;

7. Chi phí thực tế thu nhập bị mất do phải chăm sóc người bệnh tại bệnh viện được tính dựa trên thu nhập thực tế trung bình của người chăm sóc trên số tiền căn cứ mức lương nếu là lao động có hợp đồng lao động và đang trong thời gian lao động phải nghỉ để chăm sóc người bệnh, trường hợp lao động tự do thì căn cứ Nghị định 20/2021/NĐ-CP với số tiền là 2,5 x 360,000 đồng/tháng;

8. Chi phí thực tế chăm sóc người bệnh khi xuất viện, tính đến ngày có kết luận hồi phục hoặc người bị hại có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt, mức tính dựa trên thu nhập thực tế bị mất, trường hợp lao động tự do thì mức thu nhập bị mất được tính dựa theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP với số tiền là 2,5 x 360,000 đồng/tháng.;

9. Khoản tiền bù đắp tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm do các bên tự thoả thuận, trường hợp không thoả thuận được thì áp dụng Điều 590 Bộ luật dân sự, tương đương số tiền bằng 50 tháng lương cơ sở;

10. Chi phí chăm sóc nuôi dưỡng người bị hại là chi phí hợp lý để chăm sóc nuôi dưỡng người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại căn cứ Nghị định 20/2021/NĐ-CP, chi phí hợp lý để chăm sóc bị hại căn cứ vào mức độ khuyết tật của bị hại theo luật người khuyết tật, với mức độ khuyết tật nặng không thể thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo mức chi phí gấp 2,5 lần so với mức hỗ trợ 360,000 đồng/tháng áp dụng cho cả bị hại và người chăm sóc bị hại;

Trên đây là quan điểm của Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt về cách tính bồi thường thiệt hại về sức khoẻ và tinh thần trong vụ án vi phạm quy định về giao thông.

Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.

Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế.
Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ..
Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt. Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động.

 

 

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784