Tư vấn PL bảo hiểm

Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

 

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các phương thức và kĩ thuật thực hiện kinh doanh bảo hiểm ngày càng phát triển, việc người dân tham gia bảo hiểm ngày càng phổ biến. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, các bạn cần chú ý đến chế định hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại Bộ luật dân sự và Luật kinh doanh bảo hiểm. Bài viết phân tích các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Hợp đồng bảo hiểm là gì

Khoản 10 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”.

Khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Các loại hợp đồng bảo hiểm

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, quy định:

“1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;

đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.

Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và đ khoản này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.”

3. Các trường hợp hợp đồng  bảo hiểm vô hiệu

Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ về các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong Bộ luật dân sự 2015 và Điều 25 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022.

Căn cứ Điều 117, Điều 122, Điều 123, Điều 124, Điều 125, Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129, Điều 130 Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng dân sự bị vô hiệu khi không đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

  • Hợp đồng bị vô hiệu khi có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
  • Hợp đồng vô hiệu do giả tạo. Tức là hợp đồng được lập nhằm mục đích che giấu một hợp đồng khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba.
  • Giao dịch dân sự bị vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong trong nhận thức, làm chủ hành vi xác lập, thực hiện.
  • Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng.
  • Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Tức là một bên tham gia bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thực hiện do hành vi cố ý của bên còn lại hoặc bên thứ ba khiến bên kia hiểu sai lệch về chủ đề, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự và đã xác lập hợp đồng đó.
  • Khi người xác lập không làm chủ được nhận thức, hành vi của mình thì hợp đồng đó cũng bị vô hiệu.
  • Hợp đồng vi phạm các quy định điều kiện về hình thức thì cũng bị vô hiệu

Căn cứ Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp:

“a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

b) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

d) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;

e) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

g) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;

h) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 của Luật này;

i) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;

k) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

l) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 của Luật này.”

4. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu xử lý như thế nào

Căn cứ Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 thì 

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

 

Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.

Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế.

Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ..

Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động.

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784