Tham gia tố tụng Luật hình sự Tư vấn PL hình sự

Những tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại

 

Từ khóa: khởi tố theo yêu cầu của bị hại, hậu quả pháp lý trong trường hợp bị hại rút đơn yêu cầu, điều 155 BLTTHS 2015.

Chế tài quy định tội phạm “khởi tố theo yêu cầu của bị hại” quy định Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhằm bảo đảm quyền yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của người bị hại trong một số trường hợp đặc thù. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay lại có khá nhiều người chưa biết đến quy định này dẫn tới hiện tượng bỏ lọt tội phạm, gây phương hại tới quyền và lợi ích chính đáng của bị hại trong vụ án hình sự. Bài viết phân tích các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hạihậu quả pháp lý trong trường hợp bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố.

1. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại

Bên cạnh ý nghĩa tích cực mà điều luật mang lại, có một số đối tượng phạm tội đã lợi dụng điều này nhằm trốn tránh trách nhiệm và vụ lợi cho bản thân đối tượng, đặc biệt là các tội như cố ý gây thương tích và gây tổn hại đến sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 (BLHS 2015)). Những phương pháp đối tượng này sử dụng thường là mua chuộc, đe doa, khống chế người bị hại để không tố giác tội phạm, hoặc để bị hại rút đơn yêu cầu. Thêm vào đó, trong trường hợp không thể rút đơn yêu cầu, chúng còn sử dụng thủ đoạn để người bị hại từ chối hoặc không thể làm xét nghiệm thương tật. Trước thực tế nêu trên, nhà nước ta cần có những chế tài bổ sung cho quy định BLTTHS 2015 nhằm có những biện pháp cưỡng chế trong trường hợp cần thiết nhằm khắc phục tình trạng bị hại từ chối giám định, bổ sung những cơ chế bảo vệ người bị hại trong trường hợp cần thiết nhằm khắc phục những kẽ hở pháp luật nói trên.

2. Các tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại

Khoản 1 Điều 155 BLTTHS quy định:

“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Theo đó trong những trường hợp trên, nếu không có yêu cầu khởi tố từ phía người bị hại thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có quyền khởi tố, trường hợp người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết là bị hại thì thẩm quyền khởi tố thuộc về người đại diện hợp pháp của họ.

Thứ nhất, Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác),

Thứ hai, Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,

Thứ ba, Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội,

Thư tư, Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,

Thứ năm, Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính,

Thứ sáu, Điều 141. Tội hiếp dâm,

Thứ bảy, Điều 143. Tội cưỡng dâm,

Thứ tám, Điều 155. Tội làm nhục người khác,

Thứ chín, Điều 156. Tội vu khống

Cuối cùng, Điều 226.Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Việc khởi tố theo yêu cầu có người bị hại cần tuân theo quy định khởi tố của BLTTHS 2015 bao gồm: có dấu hiệu của tội phạm, trong trường hợp không có dấu hiệu tội phạm thì người bị hại có yêu cầu cũng không được khởi tố, và điều kiện thứ hai đó là yêu cầu khởi tố của người bị hại. Đây là hai điều kiện cần và đủ để các vụ việc này được khởi tố theo quy định của pháp luật.

Trước đó, BLTTHS 2003 có quy định về các tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại tuy nhiên lại không có điều luật về trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá phòng vệ chính đáng.

3. Hậu quả pháp lý trong trường hợp người bị hại rút đơn yêu cầu

Khoản 2, 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: 

“2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

So với BLTTHS 2003, phạm vi về quyền rút yêu cầu khởi tố của bị hại: Khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định người bị hại được rút yêu cầu khởi kiện vào trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015 không giới hạn thời điểm này mà chỉ quy định: “trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ”.

4. Một số khó khăn trong quá trình khởi tố và giải quyết các vụ án theo yêu cầu của bị hại

Một trong những vụ án chiếm phần lớn khởi tố theo yêu cầu của bị hại đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Điều kiện đủ để vụ án được đưa ra khởi tố là phần trăm tỉ lệ thương tích của bị hại. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều lý do để bị hại từ chối hợp tác và giám định thương tích làm hạn chế việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, điểm b khoản 2 Điều 127 BLTTHS 2015 có quy định: 

“Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan”.

Đây là biện pháp cưỡng chế bổ sung nhằm khắc phục các trường hợp lẩn trốn trách nhiệm và nghĩa vụ trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Thực tế cho thấy rằng sẽ có trường hợp có nhiều người bị hại nhưng chỉ một hoặc một số yêu cầu khởi tố hoặc có nhiều người phạm tội nhưng người bị hại chỉ khởi tố một hoặc một số người phạm tội. Trong trường hợp này cần xử lý và có chế tài thích hợp như thế nào luật vẫn chưa quy định rõ.

Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.

Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế.

Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ..

Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động.

 

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784