Luật Đất đai

Cưỡng chế thu hồi đất là gì? Khi nào bị cưỡng chế thu hồi đất?

Thu hồi đất.

1. Cưỡng chế thu hồi đất là gì?

Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: 

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”

Từ đó có thể thấy cưỡng chế thu hồi đất là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành.

Đây là giải pháp cuối cùng, Nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình dựa trên các quy định pháp luật để thực hiện việc thu hồi đất nhằm mục đích cộng đồng, an ninh, quốc phòng. 

2. Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất

Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 quy định: 

2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

c) Quyết định cưỡng chế  thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.”

Trong trường hợp đáp ứng đủ 4 điều kiện trên thì Nhà nước tổ chức cưỡng chế thu hồi đất.

3. Các trường hợp được phép thu hồi đất theo luật đất đai

Điều 16 Luật Đất đai năm 2013:

Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”

Người sử dụng đất được thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất, được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình, do đó, chỉ khi thuộc một trong các trường hợp quy định khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước có quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất.

4. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất

Khi tiến hành cưỡng chế, cơ quan tiến hành cưỡng chế phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
  • Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

Người có quyền sử dụng đất có thể căn cứ vào các nguyên tắc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cơ quan tiến hành cưỡng chế không tuân thủ đầy đủ hoặc có hành vi vi phạm quy định trên.

5. Quy trình cưỡng chế thu hồi đất

Theo khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013 (hướng dẫn tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP) cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế

Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế gồm:

+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện là trưởng ban;

Thành viên gồm:

+ Đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện;

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

+ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng,

+ UBND cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

Bước 2: Vận động, thuyết phục, đối thoại

– Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Bước 3: Tổ thức thực hiện cưỡng chế

Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;

– Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế;

– Nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Lưu ý: 

  • Thẩm quyền thực hiện cưỡng chế: Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền ban hành và thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
  • Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất.

    Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.

    Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

    Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế.

    Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

    Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ..

    Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

    Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động.

 

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784