Luật dân sự

Phân biệt vụ án dân sự và vụ việc dân sự

Khi nào được gọi là vụ án dân sự? Khi nào được gọi là vụ việc dân sự? Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng thực tế không phải ai cũng phân biệt được vụ án dân sự và vụ việc dân sự.

 

Phân biệt giữa vụ án dân sự và vụ việc dân sự

Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 (BLTTDS). Sau đây là bảng phân biệt những điểm khác nhau giữa vụ án dân sự và vụ việc dân sự:

Tiêu chí so sánh Vụ án dân sự Vụ việc dân sự

Định nghĩa

​​​​Là việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn; Tòa án giải quyết trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.

Là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ yêu cầu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ.

Thành phần đương sự

​​Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

(Điều 227 BLTTDS)

​​Người yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.

Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.

(Điều 367 BLTTDS)

Thành phần giải quyết

Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

(Điều 46 BLTTDS)

Thẩm phán (có thể 1 hoặc 3 thẩm phán tùy từng vụ việc dân sự), Viện Kiểm sát, Trọng tài Thương mại (nếu yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài Thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại) theo khoản 2 Điều 31 của BLTTDS 2015.

(Điều 67 BLTTDS)

Tranh chấp ​​Có tranh chấp xảy ra. Không có tranh chấp xảy ra.

Hình thức giải quyết

​​Khởi kiện tại tòa.

(Điều 4 BLTTDS)

​​Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.

(Điều 362 BLTTDS)

Cách thức giải quyết

​​Có thể trải qua các giai đoạn:

– Sơ thẩm

– Phúc thẩm

– Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

(Điều 17,18 BLTTDS)

Xác minh, ra quyết định, tuyên bố theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

(Điều 363, Điều 370 BLTTDS)

Trình tự, thời gian giải quyết

​​- Trình tự, thủ tục nhiều, chặt chẽ hơn giải quyết việc dân sự.

– Giải quyết vụ án dân sự phải mở phiên tòa.

(Điều 203 BLTTDS)

– Trình tự giải quyết gọn gàng, đơn giản, thời gian giải quyết nhanh.

– Giải quyết việc dân sự bằng việc mở phiên họp công khai để xét đơn yêu cầu.

(Điều 366 BLTTDS)

Kết quả giải quyết

​​Tuyên bằng bản án, quyết định.

(Điều 266, 313, 348 BLTTDS)

Tuyên bằng quyết định.

(Điều 370 BLTTDS)

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị Dài hơn so với quyết định giải quyết việc dân sự. 

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của BLTTDS.

(Điều 273 BLTTDS 2015)

Ngắn hơn so với kháng cáo, kháng nghị bản án.

Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định. 

(Điều 372 BLTTDS 2015)

Phí, lệ phí

Án phí theo giá ngạch (tính theo %) và án phí không theo giá ngạch (cố định).

(Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

Lệ phí cố định Nghị quyết 326/2016).

(Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

Ví dụ – Tranh chấp con chung, tài sản chung trong hôn nhân

– Tranh chấp hợp đồng dân sự;

– Tranh chấp đất đai.

– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

….

– Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

– Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;

– Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ;

– Yêu cầu một người mất năng lực hành vi dân sự.

….

Trên đây là tổng hợp quan điểm của Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt, nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp. Trân trọng.

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784