Luật giao thông

Phân lỗi trong các vụ tai nạn giao thông

Phân lỗi trong các vụ tai nạn giao thông

Phân lỗi trong các vụ tai nạn giao thông

Trong các vụ tai nạn giao thông thì thường có các thiệt hại về tài sản, sức khoẻ. Để xác định được tính chất mức độ nghiêm trọng của vụ việc, mức độ xử phạt, căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại thì phải xác định được lỗi của các bên.

Trong các vụ tai nạn thường có bốn lỗi xảy ra đó là: Tự mình gây tai nạn và không gây thiệt hại đến tài sản và sức khoẻ của người khác; Lỗi hoàn toàn do mình gây ra và gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng cho người khác; Lỗi hỗn hợp; Lỗi hoàn toàn do bên thứ ba.

Trong các trường hợp này thì các xác định thiệt hại và xử phạt được xác định như sau:

STT Loại lỗi Yếu tố cấu thành hình phạt Yêu cầu bồi thường thiệt hại Hình thức xử phạt
1 Lỗi hoàn toàn do mình gây ra và không gây thiệt hại về tài sức khoẻ, tài sản cho người khác Trường hợp này do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ vi phạm các quy định về giao thông như không chú ý quan sát, đi quá tốc độ quy định, điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn, không tuân thủ biển báo, biển chỉ dẫn về an toàn giao thông,.. dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông cho chính người điều khiển. Trường hợp này do không gây thiệt hại cho ai và lỗi hoàn toàn do mình gây ra nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ với bên thứ ba nên không có quyền yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp này người điều khiển nếu có hành vi vi phạm các quy định về giao thông sau khi xảy ra tai nạn nếu đủ căn cứ chứng minh có hành vi vi phạm sẽ vẫn bị xử lý đối với hành vi do mình gây ra và hình thức xử phạt là xử phạt vi phạm hành chính; hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe. Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2 Lỗi hoàn toàn do mình gây ra, gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người khác. Trường hợp này do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ vi phạm các quy định về giao thông như không chú ý quan sát, đi quá tốc độ quy định, điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn, không tuân thủ biển báo, biển chỉ dẫn về an toàn giao thông,.. dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông cho người khác và có kết luận của cơ quan công an lỗi hoàn toàn do mình gây ra. Trường hợp này người gây ra tai nạn phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng và thiệt hại về tinh thần cho người bị hại. Số tiền bồi thường do các bên thoả thuận, trường hợp không thoả thuận được thì áp dụng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 Trường hợp này người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây thiệt hại cho bên thứ ba có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại cho người khác về tổn hại sức khoẻ dưới 61% hoặc thiệt hại về tài sản dưới 100 triệu thì người vi phạm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính và hình thức phạt bổ sung là tịch thu phương tiện hoặc tước giấy phép lái xe.

– Nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại cho người khác về tổn hại sức khoẻ từ 61% trở lên hoặc thiệt hại tài sản từ 100tr trở lên thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra. Ngoài ra người vi phạm còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

3 Lỗi hỗn hợp Trường hợp này cả hai bên tham gia giao thông đều không tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ dẫn đến tai nạn giao thông. Các lỗi phổ biến như chạy quá tốc độ quy định, chạy không đúng phần đường làn đường, không chú ý quan sát,…. Đối với lỗi hỗn hợp do cả hai bên cùng vi phạm thì các chi phí điều trị, khắc phục hậu quả tai nạn các bên thương lượng trên giá trị thiệt hại, phương án tốt nhất là mỗi bện chịu một nửa số tiền thiệt hại thực tế. – Nếu hành vi vi phạm gây tổn hại sức khoẻ cho người khác dưới 61% hoặc làm hư hỏng tài sản dưới 100 triệu thì các bên chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi của mình gây ra.

– Nếu hành vi vi phạm của hai bên dẫn đến có thiệt hại về tài sản trên 100tr, làm tổn hại sức khoẻ cho một người với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra. Ngoài ra người vi phạm còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

4 Lỗi hoàn toàn do bên thứ ba Trường hợp này do bên thứ ba khi tham gia giao thông đã vi phạm các quy định về giao thông đường bộ dẫn đến tai nạn giao thông. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (bị hại) tuân thủ đúng các quy định về giao thông đường bộ Trường hợp này do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có lỗi nên các thiệt hại người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không phải bồi thường. Ngoài ra người điều khiển phương tiện giao thông nếu bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng có quyền yêu cầu bên gây tai nạn phải bồi thường. Trong trường hợp này nếu giá trị thiệt hại về tài sản nhỏ hơn 100tr, làm tổn hại sức khoẻ cho người khác dưới 61% thì người vi phạm chi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp người vi phạm gây hậu quả làm chết người hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác từ 61% trở lên hoặc làm thiệt hại về tài sản trên 100tr thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra. Ngoài ra người vi phạm còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Trên đây là quan điểm của Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt về các xác định lỗi trong các vụ tai nạn giao thông. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý.

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784