Luật giao thông

Tình huống giao thông: Tội vi phạm giao thông

Tai nạn giao thông

Tình huống giao thông:

Một khách hàng gọi điện cho Luật sư trình bày: Thưa Luật sư tôi có điều khiển xe ô tô tải trọng lượng 3,500kg có đầy đủ giấy tờ theo quy định, lưu thông trên đường làng (đường bê tông), từ ngõ ra đường chính, đến điểm giao với một con ngõ khác (nút giao cùng mức) đã va chạm với một xe máy điện do cháu nhỏ sinh năm 2010 điều khiển chở theo ba em nhỏ khác. Hậu quả va chạm làm cháu C sinh năm 2018 là người ngồi trên xe tử vong tại chỗ. Kết quả khám nghiêm hiện trường và xét nghiệm chất kích thích, nông độ cồn tôi không xử dụng chất kích thích, nồng độ cồn bằng 0. Điểm va chạm được xác định là phần bên trái (bên lái) của ba đờ sốc xe ô tô đã va chạm với tay lái bên phải của xe đạp điện.

Vậy trường hợp của tôi có phải đi tù hay không. Tôi phải chịu những chế tài gì theo quy định pháp luật. Tôi phải làm gì để nhận được sự khoan hồng của nhà nước?

Ý kiến tư vấn của Luật sư:

1. Đối với trường hợp này cả người điều khiển xe ô tô và người điều khiển xe máy điện đều phạm tội hình sự quy định về Luật giao thông đường bộ quy định tại điểm a khoản 1, điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

– Về vi phạm quy định về an toàn giao thông cụ thể là:

Căn cứ khoản 1 điều 24 Luật giao thông đường bộ năm 2008

Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT

Điều 5. Các trường hợp phải giảm tốc độ

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:

3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;

Tuy nhiên trong trường hợp này người điều khiển xe máy điện chưa đủ 16 tuổi, tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 điều 12 Bộ luật hình sự nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Trường hợp này người điều khiển xe ô tô cần thực hiện một số công việc để xem xét giảm nhẹ mức trách nhiệm gồm:

– Bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại để gia đình bị hại có đơn xin bãi nại, xin giảm nhẹ trách nhiệm, hình sự.

– Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải để được xem xét.

Trong trường hợp này nếu người điều khiển ô tô có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu là tội ít nghiêm trọng do lỗi vố ý, có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự. Thì người điều khiển phương tiện hoàn toàn có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là ý kiến của Luật sư tư vấn theo thông tin khách hàng cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến Pháp luật giao thông, vi phạm quy định về giao thông hoặc bất cứ vướng mắc nào về pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý.

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784