Luật giao thông Tư vấn PL giao thông

Vượt đèn đỏ bị xử lý thế nào?

Vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm phổ biến ở nước ta, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chính người điều khiển phương tiện và những người khác khi tham gia giao thông. Vì thế, pháp luật đã có những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh thực trạng này. Tùy thuộc vào từng loại phương tiện sẽ có quy định và chế tài xử phạt khác nhau dựa theo tính chất, mức độ nguy hiểm của các phương tiện đó. Cùng tìm hiểu chế tài xử phạt đối với hành vi này nhé.

1. Hành vi vượt đèn đỏ là gì?

Đèn tín hiệu giao thông là gì?

Đèn tín hiệu giao thông thường được biết đến với tên gọi đèn điều khiển giao thông hay đèn xanh đèn đỏ, là một thiết bị điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện đi lại lớn như ngã ba, ngã tư đông xe qua lại. Đèn tín hiệu đã một phần nào đó giúp cho công tác hướng dẫn và điều khiển giao thông trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Quy định về các tín hiệu của đèn giao thông

Tín hiệu của đèn giao thông gồm 03 màu theo thứ tự là màu đỏ, màu vàng và màu xanh lục. Pháp luật quy định tương ứng với 03 tín hiệu này, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ như sau:

Tín hiệu màu xanh lục: Khi gặp đèn xanh, tất cả các phương tiện được phép đi tiếp. Tượng tự đối với một số quốc gia khác thì đèn xanh cũng báo hiệu là được tiếp tục di chuyển trừ khi trong trường hợp hướng đi tới đang bị ùn tắc.

Tín hiệu màu đỏ: Người điều khiển phương tiện bị cấm đi tiếp, phải dừng lại trước vạch dừng.

Tín hiệu màu vàng: Người điều khiển phải dừng lại trước vạch dừng, trừ khi đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nếu gặp tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Đèn màu vàng cũng là dấu hiệu chuyển từ đèn xanh sang đèn đỏ.

Vượt đèn đỏ là gì?

Pháp luật không quy định khái niệm hành vi vượt đèn đỏ. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản vượt đèn đỏ là hành vi khi tham gia giao thông, gặp đèn tín hiệu màu đỏ nhưng vẫn tiếp mà không dừng lại trước vạch dừng màu trắng. Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, nếu không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Nếu vượt khi đèn đã chuyển sang màu đỏ được xác định là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

2. Chế tài xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ

Tùy thuộc vào loại phương tiện và mức độ nguy hiểm của hành vi, mà pháp luật quy định những hình thức và cách thức xử lý khác nhau với hành vi vượt đèn đỏ

– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

Căn cứ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với lỗi vượt đèn đỏ với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô như sau:

“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Bên cạnh đó, ở lỗi vi phạm này sẽ bị xử phạt bổ sung theo quy định tại Điểm b và c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

+ Người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;

+ Trong trường hợp vượt đèn đỏ mà gây ra tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.”

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự:

Căn cứ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với lỗi vượt đèn đỏ với người điều khiển xe máy và các loại xe tương tự như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Hình phạt bổ sung đối với xe máy:

+ Người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;

+ Trong trường hợp vượt đèn đỏ mà gây ra tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

– Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và các loại xe thô sơ khác:

Trường hợp này, người vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền ở mức từ 100.000 đến 200.000 đồng. Mức phạt này cũng gần như tăng gấp đôi so với quy định cũ như các trường hợp nêu trên.

3. Vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ

Theo Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008: Người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm các hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Bên cạnh đó, theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT thì tín hiệu đỏ mang ý nghĩa báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Quy chuẩn này cũng quy định ý nghĩa của vạch liền nét màu trắng được bố trí tại các nút giao thông có đèn tín hiệu hay tại các nút giao có vạch người đi bộ qua đường như sau:

“Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường”.

Như vậy, khi dừng đèn đỏ, các phương tiện tham gia giao thông không được phép đi quá vạch kẻ ngang đường; liền nét màu trắng. Nếu không sẽ bị coi là vi phạm Luật Giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo quy định. 

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phương tiện đè lên vạch kẻ đường (hoặc đi quá vạch kẻ đường) sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường với mức phạt cụ thể: 

Đối với ôtô: 200.000 – 400.000 đồng.

Đối với xe mô tô; xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.

Đối với máy kéo; xe máy chuyên dùng: 100.000 – 200.000 đồng.

Đối với xe đạp; xe đạp máy; xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.

4. Chậm nộp phạt tiền vượt đèn đỏ thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thủ tục nộp tiền phạt được thực hiện như sau:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ các trường hợp:

Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. (Bị phạt vì vượt đèn đỏ không thuộc trường hợp này).

Ngoài 3 trường hợp trên, các trường hợp còn lại nộp phạt quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.

Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế.

Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ..

Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động.

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784