Luật hình sự Tư vấn PL hình sự

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Tội xâm phạm chỗ ở.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền bất khả xâm phạm được quy định trong hiến pháp năm 2013. Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác.

1. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định: 

Điều 22  

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”

Theo quy định này, công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, và có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình. Đối với các hành vi xâm phạm, đột nhập trái phép vào nhà của người khác sẽ bị pháp luật xử ý nghiêm khắc.

Trước đây, Điều 124 Bộ luật hình sự năm 1999 đã có quy định về xâm phạm chỗ ở của công dân, trong pháp luật hiện hành tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể:

Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;

c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;

d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác được hiểu là hành vi trái pháp luật tự ý “khám xét” chỗ ở của người khác, đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm 

  • Lỗi: Lối cố ý
  • Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc xác định tội phạm
  • Mục đích: mong muốn xâm phạm chỗ ở của người khác

2. Dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm chỗ ở của người khác

2.1. Mặt chủ thể của tội phạm

Điều kiện cần và đủ ba gồm: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sư quy định tại Điều 12 và 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên trong điều kiện về mặt chủ thể của tôi phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác chỉ người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. 

2.2. Mặt khách thể của tội phạm 

Khách thể của tội xâm phạm chỗ ở của công dân là quyền bất khả xâm phạm của công dân. 

Như đã phân tích ở trên Điều 22 Hiện pháp năm 2013 thì “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.” Các quy định về khám xét chỗ ở của ngươi khác được quy định chi tiết hơn trong Bộ luật hình sự, cụ thể: Điều 7 (đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. không ai được xâm phạm chỗ ở của công dân. Việc khám xét chỗ ở phải theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự); Điều 115 (căn cứ khám chỗ ở); Điều 116 (Thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở); Điều 118 (Khám chỗ ở). Ngoài quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khám chỗ ở, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính cũng có những quy định về khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì cũng được coi như khám chỗ ở theo thủ tục hành chính.

2.3. Mặt khách quan của tội phạm

Một số hành vi được coi là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. 

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc khám chỗ ở có liên quan đến hành vi phạm tội chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định chỗ ở của công dân có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện có người đang có lệnh truy nã.

Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật tố tụng hình sự thì chỉ những người sau đây mới được ra lệnh khám chỗ ở:

– Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát  nhân dân và Viện kiểm sát  quân sự các cấp;

– Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

– Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà;

– Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong Quân đội nhân dân. Trong trường hợp này, lệnh khám xét chỗ ở phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Trong trường hợp không thể trì hoãn, thì những người sau đây được ra lệnh khám xét chỗ ở, nhưng sau khi khám xong, trong thời gian 24 giờ, người ra lệnh khám phải báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp:

– Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong Quân đội nhân dân;

– Người chỉ huy của đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

– Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định trong quá trình khám xét bắt buộc phải có sự có mặt của chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Khi khám chỗ ở, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

Nếu trong khi thực hiện hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ mà còn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, tài sản của người bị đuổi thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra.

3. Khung hình phạm đối với tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

d) Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ;

đ) Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;

e) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự giả; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ giả.”

Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

4. Những trường hợp pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân

Khám xét chỗ ở theo qui định Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 sự gồm Điều 140 – căn cứ khám chỗ ở của công dân; Điều 141 – thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân; Điều 143 – Nội dung khám chỗ ở của công dân.

Khám xét chỗ ở theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, gồm: Điều 49 – Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện; Điều 45 – thẩm quyền khám xét nơi cất giấu tang vật phương tiện.

Như vậy, khám xét chỗ ở của công dân ngoài những quy định pháp luật nêu trên, được coi là khám xét trái pháp luật.

Tội phạm hoàn thành kể từ khi quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân bị xâm hại, không kể mức độ gây hại nhiều hay ít. Nếu chỗ ở của công dân chưa bị xâm phạm thì không cấu thành tội này.

Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.

Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế.

Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ..

Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động.

 

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784