Luật hình sự Tư vấn PL hình sự

Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo.

 

Xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo; có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, trả thù người khiếu nại, tố cáo.

1. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

Điều 30, Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”

Theo đó, mọi người đều có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực

Điều 166 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định

Điều 166. Tôi câm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Trả thù người khiếu nại, tố cáo;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

d) Dẫn đến biểu tình;

đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Điều 166 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về khung hình phạt đối cới người xâm phạm quyền tố cao, khiếu nại công dân. Hành vi lơi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tố áo, khiếu nạo của người khác như dùng vũ lực, đe dạo dùng vũ lực không cho công dân gửi đơn, buộc người gửi đơn rút lại đơn khiếu nại, tố cáo hoặc tuy nhận đơn nhưng không chỉ đạo giiar quyết những nội dung đơn nêu ra hoặc các hành vi như hủy đơn, dìm đơn, tiêu hủy các tài liệu chứng cứ của đương sự, tiết lộ công việc điều tra gây khó khăn cho việc xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo… hoặc đối tượng bị khiếu nại, tố cáo đã làm được làm xrox nhưng lại không bị xử lý kỷ luật.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm

2.1. Mặt khách quan

Về hành vi: 

 – Lợi dụng chức vj quyền hạn làm cho người tố cáo, khiếu nại không thực hiện được quyền của mình

– Hoặc là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để ngăn cản, cản trở việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo hoặc gây khó khăn trong quá trình xử lý người bị khiếu nại, tố cáo.

2.2. Khách thể

Hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (được Hiến pháp, pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định).

2.3. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

2.4. Chủ thể

Đối với trường hợp cản trở việc khiếu nại, tố cáo, không chấp hành quyết định xét khiếu nại, tố cáo của công dân thì chủ thể là người có chức vụ, quyển hạn (chủ thể đặc biệt) hoặc người có trách nhiệm khác trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đối với trường hợp trả thù người khiếu nại, tố cáo thì chủ thể vừa có thể là người có chức vụ, quyền hạn vừa có thể là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Khung hình phạt đối với tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo 

Mức hình phạt của phạm tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đôí với trường hợp người bị khiếu nại, tố cáo có hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo (xem giải thích ở mặt khách quan).

– Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

4. Một số câu hỏi liên quan

Hỏi: Hành vi giao cấu với trẻ em xử lý như thế thế nào ? Có thể tố cáo hành vi này đến cơ quan công an không ?

Đáp: 

Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Có tính chất loạn luân;

d) Làm nạn nhân có thai;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đội ngũ Luật sư – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TINH HOA VIỆT.

Luật sư Lưu Vũ Anh Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Vũ Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Đất đai, thừa kế.

Luật sư Đỗ Hồng Sơn Phó Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Luật sư Sơn là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản,… Các lĩnh vực chuyên môn khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ..

Luật sư Nguyễn Tình – Luật sư Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt.

Là luật sư giỏi trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Luật sư Tình có nhiều kinh nghiệp trong hoà giải, tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động.

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784