Luật dân sự Tin tức Tư vấn pháp luật

“Đầu tư” hợp tác kinh doanh – hình thức vay vốn ẩn chứa nhiều rủi ro

Sau khi đầu tư vào một số công ty thông qua hình thức ký kết “Hợp đồng hợp tác kinh doanh”, các nhà đầu tư đang đứng trước nguy cơ mất trắng toàn bộ tiền vì doanh nghiệp không trả lợi nhuận như cam kết.

“Hợp đồng hợp tác kinh doanh” hay Hợp đồng vay vốn?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành huy động vốn thông qua hình thức “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” với mức lợi nhuận cam kết từ 5-7%/tháng, tương đương 60-84%/năm. Thậm chí, nhằm thu hút dòng tiền lớn, nhiều doanh nghiệp còn cam kết chi trả cho nhà đầu tư có thể lên đến 100% hoặc 168%/năm.

Gần đây, hàng loạt các nhà đầu tư đã có đơn trình báo và tố giác bà Mai Hà Trang – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại CCV Group (gọi tắt là Công ty CCV Group – địa chỉ tại tòa nhà Epic, ngõ 19 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) có dấu hiệu “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Theo đó, các nhà đầu tư cho biết, Công ty CCV Group giới thiệu đang có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh trồng rau má và chế biến các sản phẩm từ rau má. Công ty giới thiệu bao gồm các thông tin về quy mô đầu tư dự án, kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận, cùng rất nhiều thông tin hứa hẹn về lợi nhuận khác để thuyết phục các nhà đầu tư ký “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” với Công ty CCV Group (có người đại diện là bà Mai Hà Trang, Chủ tịch HĐQT).

Ngoài ra, Công ty CCV Group cũng đưa ra nhiều chương trình với các tên gọi mỹ miều như “bốc thăm trúng thưởng”, “tri ân nhà đầu tư”,… và đưa ra các “chính sách” với mức “lợi suất” kinh doanh dành cho nhà đầu tư góp vốn hợp tác kinh doanh lần lượt là 2%, 3%, 3,9%…

Đặc biệt, nhằm mở rộng quy mô, thu hút thêm nhiều người đầu tư, Công ty CCV Group cũng đã ban hành cơ chế “thưởng” dành cho nhân viên, cộng tác viên kinh doanh với cơ chế “cứ mỗi hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết với công ty, nhân sự sẽ được hưởng mức hoa hồng 0,3% hằng tháng tính trên giá trị hợp đồng và hưởng trong suốt thời hạn thực hiện hợp đồng”.

Thời gian gần đây có xảy ra vụ việc Công ty Bất động sản Nhật Nam lừa đảo hơn 10.000 người với hàng nghìn tỷ đồng dưới hình thức hợp tác kinh doanh. Trước đó, CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam đã thành lập nhiều chi nhánh và các văn phòng giao dịch bất động sản tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn với cam kết trả lợi nhuận hàng ngày với tỉ suất lợi nhuận cao. Vũ Thị Thúy đã đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về các dự án, cam kết trả lãi suất từ 34-46% để người dân tin tưởng nộp tiền vào công ty dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh rồi lấy tiền của người sau trả lãi cho người trước.

Có thể thấy các hình thức đầu tư này thực chất là cho doanh nghiệp vay tiền với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng với cam kết “lợi nhuận cố định” cao. Thực chất việc đầu tư có thể có rủi ro thua lỗ nên khi đó doanh nghiệp có thể sử dụng các lý do này để thoái thác hoặc kéo dài thời gian trả lợi nhuận.

Rủi ro lớn của hình thức “hợp tác kinh doanh”

Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư mà thực chất là người cho vay đang ngồi trên đống lửa vì không thể biết số tiền của mình đã được sử dụng vào mục đích gì và khi nào có thể được hoàn trả dẫn đến khiếu nại, tố cáo lên các cơ quan quản lý và cơ quan điều tra rất nhiều.

Văn phòng Luật sư Tinh Hoa Việt đã và đang hỗ trợ một số nhà đầu tư đòi quyền lợi từ các công ty huy động vốn bằng hình thức đầu tư hoặc cho vay, cho vay đối ứng bất động sản… nhưng những văn bản thỏa thuận, hợp đồng đều rất bất lợi cho nhà đầu tư khiến việc lấy lại tiền không phải chuyện dễ dàng.

Để lại bình luận

Có thể bạn quan tâm

0906060784